Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

Kinh Nghiệm Dùng Thuốc Trị Ho Hiệu Quả Cho Bé

Ho là triệu chứng bênh hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ kể cả trẻ sơ sinh. Do trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với các hoạt chất thuốc nên các bậc cha mẹ cần lưu ý thận trọng khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cho trẻ kể cả thảo dược.


trị bệnh ho cho bé

Xuất xứ

Dù mua thuốc ho trong nước hay ngoại nhập, mẹ cũng nên xem kỹ hãng sản xuất, công ty phân phối... Nên chọn thuốc ho có thương hiệu và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ Y tế sản xuất, đồng thời mua tại các hiệu thuốc lớn và uy tín. Tránh mua thuốc không rõ nguồn gốc được rao bán tại chợ đen hoặc trên mạng. Đặc biệt việc mua và dùng thuốc ngoại nhưng là hàng xách tay, không phải thuốc nhập khẩu chính thức, không thông qua kiểm định của các cơ quan chức năng rất dễ bị nguy cơ hàng giả, hàng nhái, chưa kể việc phải mua với giá đắt, giá khống.


Tính an toàn

Đối với thuốc ho dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tính an toàn hay ít tác dụng phụ là yếu tố quan trọng bậc nhất. Một số thuốc không cần kê đơn được khuyến cáo không dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ các bậc cha mẹ cần lưu ý như: Hoạt chất dextromethorphan không dùng cho bé dưới 2 tuổi; codein không dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi vừa thực hiện cắt amiđan hoặc thủ thuật nạo amidan họng; trẻ có các vấn đề hô hấp như khó thở, thở khò khè khi ngủ cần thận trọng khi sử dụng codein. Tại Mỹ, FDA khuyến cáo không sử dụng các thuốc ho cảm tân dược này cho trẻ em dưới 6 tuổi. Bởi trẻ sinh và trẻ nhỏ rất nhạy cảm với tác dụng của hoạt chất thuốc, thuốc thảo dược nên được ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, cần phân biệt thuốc ho thảo dược với thực phẩm chức năng trị ho có thành phần thảo dược. Thuốc có tác dụng điều trị bệnh, trong khi thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị.


Tính hiệu quả: thuốc phải có tác dụng trị nguyên nhân và triệu chứng ho

Đầu tiên, cha mẹ cần biết: muốn cắt cơn ho hoàn toàn cần dùng thuốc điều trị từ nguyên nhân gây ho. Ho là triêu chứng, ho không phải là một bệnh. Nguyên nhân gây ho chủ yếu bao gồm: (1) hóc dị vật (2) Viêm nhiễm đường hô hấp như viễm mũi, họng, phế quản, thanh quản, phổi .. (3) Bệnh mãn tính như hen suyễn, cơ địa dị ứng thời tiết, thức ăn v.v… Đối với mỗi nhóm nguyên nhân thuốc điều trị là khác nhau. Ví dụ: đối với hóc dị vật, bé sẽ ho dữ dội, tím mặt, khó thở, thuốc ho lúc này sẽ không có tác dụng, bé cần được sơ cứu bằng cách đặt nằm ngang và vỗ vào lưng phía sau ngực để dị vật bật ra ngoài, nếu không được, phải đưa bé đi cấp cứu tại bệnh viện ngay lập tức. Đối với bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, bé thường ho khan sau đó ho có đờm, khò khè hoặc dễ nôn trớ …, nên kết hợp thuốc kháng viêm (kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ) với thuốc giảm ho – long đờm. Ho do dị ứng cần được điều trị bằng thuốc chống dị ứng và thuốc giảm ho. Trường hợp bé ho thường xuyên do suyễn, điều trị sẽ phức tạp hơn, phải tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, thuốc giảm ho thảo dược trong trường hợp này thường được ưu tiên do tính an toàn cho việc sử dụng lâu dài.

Hương vị bé dễ uống

trị bệnh ho cho bé

Đối với thuốc ho dạng si rô, hương vị và dạng đóng gói cũng rất quan trọng trong việc sử dụng cho trẻ. Vị dễ uống, cách đóng gói hợp vệ sinh cho việc sử dụng nhiều lần sẽ giúp các mẹ tiết kiệm thời gian và công sức, tránh việc mỗi lần cho con uống thuốc ho là một “trận chiến”.


    Choose :
  • OR
  • To comment